Cách khắc phục chứng đau nhức khớp gối vào ban đêm

Đăng bởi CÔNG TY TNHH SỨC KHỎE TOÀN DIỆN VN vào lúc 01/02/2021

 

Đau khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng ta cần nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Việc giảm đau khớp gối có thể được thực hiện bằng liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh để làm dịu khớp gối cũng như giảm áp lực lên đầu gối. Cần phải có sự tư vấn của bác sĩ về những phương pháp điều trị, bao gồm thuốc giảm đau và cả thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, tập thể dục, ăn uống lành mạnh và điều trị chấn thương cấp tốc để ngăn ngừa tổn thương cũng có thể giúp cải thiện tình trạng ở khớp gối, bao gồm: bầm tím, sưng tấy, đau và căng cứng.

Đau khớp gối

Phương pháp 1: Sử dụng những biện pháp chữa trị tại nhà

  1. Chườm đá vùng gối 20 phút trước khi ngủ để giảm viêm khớp gối: Sử dụng một túi đá được bọc ngoài bằng một tấm khăn mỏng và quấn quanh đầu gối. Đảm bảo chắc chắn toàn bộ vùng gối được bao phủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Giữ trong 15 – 20 phút, sau đó ngưng khoảng 1 giờ và làm lại túi đá, thực hiện 3, 4 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Lưu ý:

  • Không được chườm quá 20 phút vì sẽ làm vùng da hoặc dây thần kinh đầu gối bị tổn thương.
  • Nhìn chung, nước đá sẽ hiệu quả hơn so với nhiệt, đặc biệt khi vùng đó bị sưng.
  • Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thử liệu pháp chườm nóng trong 10 phút và chườm lạnh trong 10 phút luân phiên.Chườm đá khớp gối
  1. Tư thế nằm nâng cao đầu gối trước khi ngủ để giảm sưng viêm khớp gối: Đặt một chiếc gối chắc chắn bên dưới khớp gối bị sưng sao cho có thể nằm thoải mái. Nếu được, hãy ngủ theo tư thế này để giúp giảm đau khớp gối.
  • Sẽ hiệu quả hơn nếu đầu gối được nâng cao cả ngày. Và trong trường hợp nếu có giường chuyên dụng trong vật lý trị liệu, điều khiển sao cho cả 2 đầu gối nâng cao cùng lúc.
  1. Ngủ với tư thế thẳng chân để tránh bị căng khớp gối: Khi ngủ, hai chân duỗi thẳng và đầu gối hơi gập nhẹ. Điều này giúp ngăn chặn sư căng cứng ở khớp gối.

Lưu ý:

  • Không nên giữ đầu gối thẳng hoàn toàn – vì sẽ không tự nhiên và thoải mái.
  • Khuyến khích sử dụng gói Memory foam để hỗ trợ khớp gối vào ban đêm.

 

Phương pháp 2: Sử dụng thuốc cho đau và viêm khớp gối

  1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nhờ tư vấn của bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc chống viêm không có chất kích thích steroi (NSAIDs) để giảm bớt cơn đau đầu gối vào ban đêm hay không? Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị paracetamol, như một loại thay thế cho những bệnh nhân không sử dụng được NSAID.
  • Thuốc NSAID bao gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac…
  • Tuân theo đúng các chỉ dẫn về liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng NSAID mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời các loại thuốc này không thể sử dụng để điều trị đau đầu gối mãn tính.
  • Phụ nữ đang mang thai, những người bị viêm loét dạ dày, có vấn đề về tim mạch, gan hoặc thận, hay đang sử dụng thuốc có khả năng tương tác với NSAID, được khuyến cáo không nên dùng NSAID.
  • Một vài tác dụng phụ của NSAID có thể kể đến như khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ hoặc gây kích ứng.
  1. Thoa thuốc giảm đau trực tiếp lên vị trí đau thay cho thuốc uống. Trong trường hợp không thể uống NSAID, những loại kem, gel, thuốc xịt hay băng dán có chứa NSAID có thể được dùng để thoa, dán trực tiếp lên đầu gối bị đau vào buổi tối trước khi ngủ. Thuốc giảm đau sẽ thẩm thấu trực tiếp qua da và trực tiếp tác động lên vùng đau, giúp giảm bớt cơn đau nhức do viêm khớp gối gây ra.
  • Bôi thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, ngày 2 – 4 lần.
  • Không được phép kết hợp cả việc uống lẫn thoa NSAID mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuy nhiên, việc bôi thuốc giảm đau có thể gây ra mẩn đỏ, ngứa hoặc kích ứng lên da.
  1. Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các thực phẩm chức năng có thể giúp giảm đau khớp gối: Hỏi ý kiến của bác sĩ trong việc ăn, uống những thực phẩm chức năng tự nhiên có khả năng làm dịu bớt cơn đau chẳng hạn như nghệ, gừng và axit béo omega-3 (đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm có liên quan đến viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các tình trạng tương tự). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đưa ra những tác dụng phụ sẽ gặp phải khi sử dụng các chất trên.

 

Phương pháp 3: Ngăn ngừa đau khớp gối

  1. Điều trị chấn thương khớp gối ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương lâu dài: Trong trường hợp va chạm mạnh dẫn đến chấn thương lên khớp gối, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để sớm nhận được đánh giá về mức độ tổn thương cũng như liệu trình điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, phẫu thuật hoặc vật lí trị liệu có thể được lựa chọn. Nếu chỉ bị thương nhẹ, nghỉ ngơi và chườm đá đầu gối trong 20 phút vài lần mỗi ngày thực sự có hiệu quả rõ rệt.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị cũng như thực hiện những động tác an toàn trong thời gian chấn thương khớp gối.
  1. Tập thể dục để tăng cường cơ bắp quanh vùng khớp gối 2 – 3 ngày trong tuần: Một Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu đau khớp gối cũng như giảm thiểu nguy cơ gặp phải chấn thương là tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh, đển góp phần giảm áp lực lên khớp gối. Đặc biệt tập trung vào các bài tập trên nhóm cơ tứ đầu đùi và cơ mông, cũng như các bài tập kéo giãn cơ gân khoeo. Thực hiện 8 – 12 lần mỗi lần.

Các bài tập hỗ trợ giảm đau khớp gối

  • Thực hiện squat với ghế, là động tác squat cơ bản khi sử dụng mặt lưng của ghế làm điểm tựa
  • Động tác nâng bắp chân
  • Động tác nâng hông, bắt đầu với tư thế nằm thẳng lưng, nâng hông khỏi mặt đất, sau đó từ từ hạ xuống.
  • Nâng thẳng chân trong khi ngồi hoặc nằm
  1. Thực hiện chế độ ăn uống “chống viêm” để giảm thiểu cơn đau hay viêm khớp gối: Cải thiện bữa ăn bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm tươi sống, chất xơ, những chất béo có lợi, chất đạm ít béo càng nhiều càng tốt. Những loại thực phẩm này giúp giảm viêm trong cơ thể, đồng thời giúp giảm cân, ngăn ngừa áp lực lên vùng đầu gối. Hạn chế những thức ăn công nghiệp đã qua chế biến hoặc những thực phẩm có nhiều muối. Một vài gơi ý về những thực phẩm nên được lựa chọn:
  • Cá có chứa nhiều axit béo omega-3, chẳng hạn cá hồi hoặc cá ngừ.
  • Các loại rau xanh giàu chất xơ như cải xoăn, rau chân vịt và súp lơ.
  • Những loại quả mộng giàu chất chống oxy hóa như mâm xôi (blackberry), dâu tây, và việt quất.
  • Dầu ô liu nguyên chất có chứa nhiều chất béo có lợi tốt cho tim mạch.
  • Các loại đậu như đậu cúc (pinto bean), đậu thận (kidney bean) và đậu gà (garbanzo bean) có chứa nhiều chất xơ, đạm, axit folic (vitamin B9) và các khoáng chất.
Tags : chấn thương khớp gối, Viêm khớp gối, Đau khớp gối
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo