CHẤN THƯƠNG LƯNG

Đăng bởi Suckhoetoandien VN vào lúc 13/06/2022

Hệ cơ lưng

Chấn thương vùng lưng xảy ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của lưng như đoạn cột sống cổ, cột sống ngực hay vùng thắt lưng. Nhưng hầu hết các chấn thương thường xảy ra ở phần thắt lưng. Bất kỳ chấn thương nào đối với xương, khớp, mô liên kết, cơ hoặc dây thần kinh của lưng đều có thể gây đau và khó chịu. Các chấn thương có mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và tổn thương mà chấn thương gây nên.

 

Các chấn thương thường gặp ở vùng lưng

Bong gân và Căng cơ

  • Bong gân và căng cơ: khi cơ vùng lưng bị căng quá mức hoặc rách, đứt dây chằng. Vùng cơ xung quanh thường sẽ bị kích thích. Tình trạng kích thích này dẫn đến co thắt cơ vùng lưng, có thể gây đau lưng dữ dội và khó khăn khi cử động. Điều này là do sự co thắt làm bất động các cơ ở vùng bị thương, hoạt động như một thanh nẹp để bảo vệ dây chằng và khớp khỏi bị tổn thương thêm nữa.

Thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có triệu chứng, bản thân đĩa đệm không đau nhưng nhân nhầy thoát ra từ bên trong đĩa đệm gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh gần đó. Loại bệnh lý này gây ra đau rễ thần kinh, dẫn đến đau có thể lan sang các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như từ lưng xuống chân hoặc từ cổ xuống cánh tay.

Gãy đốt sống

  • Gãy đốt sống: Gãy đốt sống bao gồm gãy do nén đơn giản, trong đó xương tự xẹp xuống, bị đẩy vào nhau. Tình trạng tệ nhất trong số những chấn thương này là gãy-trật khớp, trong đó xương bị gãy nhưng do dây chằng cũng bị rách nên xương trượt ra vị trí ban đầu.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG LƯNG
Nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương lưng dưới là do căng cơ khi cơ phải làm việc quá mức. Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương lưng như:

Chấn thương lưng

  • Tai nạn thể thao: tai nạn xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao như đá bóng, đua xe, đua ngựa hoặc võ thuật... tác động lực lớn lên vùng lưng và gây nên chấn thương.
  • Tai nạn lao động: những người lao động trong công trường ngã từ trên cao xuống, hoặc người lao động chân tay có nguy cơ cao bị xẹp, lún hoặc gãy đốt sống. Không chỉ trong môi trường làm việc mà khi làm việc nhà hoặc làm vườn cũng có thẻ dẫn đến chấn thương.
  • Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân hay gặp nhất và chiếm tỉ lệ lớn.

 

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA CHẤN THƯƠNG LƯNG NGHIÊM TRỌNG
Các chấn thương nặng ở lưng bao gồm gãy xương, vết thương hở, bầm tím nhiều, tổn thương tủy sống và các cơ quan nội tạng bên trong.
Bất kỳ triệu chứng nào sau đây có thể là dấu hiệu của chấn thương lưng nghiêm trọng. Nên đi khám ngay nếu có thể:

  • Khó thở hoặc thở gấp 
  • Vấn đề với đi tiểu hoặc són phân 
  • Tê hoặc châm chích ở cánh tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân 
  • Sốt 
  • Yếu liệt 
  • Có máu trong nước tiểu

Không nên dịch chuyển người bị thương trừ khi họ gặp phải nguy hiểm và khuyên người đó không nên chuyển động vùng lưng. Hỗ trợ nâng đỡ đầu, cổ và lưng của người bị chấn thương và ngăn các chuyển động xoắn vặn hay gập cột sống lưng.

Hỏi ý kiến Bác sĩ

KHI NÀO NÊN ĐẾN GẶP BÁC SĨ?
Ngoài các dấu hiệu của chấn thương lưng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Cơn đau hoặc vấn đề không cải thiện một chút nào trong vài ngày
  • Vấn đề không cải thiện hoàn toàn sau 6 tuần

Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau và giới thiệu đến vật lý trị liệu để tiến hành các phương pháp trị liệu.

 

CHẤN THƯƠNG LƯNG SẼ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO? 

Thăm khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ khám để kiểm tra các dây thần kinh từ tủy sống có hoạt động bình thường hay không. Nên nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì khi đi vệ sinh. Hầu hết các chấn thương nhẹ ở lưng sẽ tự khỏi trong vòng 6 tuần. Điều quan trọng nhất là phải tiếp tục duy trì các hoạt động thường ngày trong giới hạn đau có thể chịu được. Một lầm tưởng khá phổ biến là nghỉ ngơi trên giường sẽ giúp giảm chứng đau lưng. Trên thực tế, việc nghỉ ngơi trên giường sẽ làm chậm thời gian hồi phục và có thể làm tăng thêm cơn đau.
Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân có thể được kê những loại thuốc giúp giảm đau và hỗ trợ khả năng phục hồi của mô bị tổn thương.
Trong trường hợp nặng, đã tiến hành điều trị nội khoa tích cực vẫn không thuyên giảm, và ảnh hưởng nặng nề đến di chuyển cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.

Thực hiện tại nhà: Ngoài ra, để hạn chế làm trầm trọng thêm chấn thương ta có thể:

  • Chườm lạnh (chẳng hạn như chườm đá) trong khoảng 20 phút/1 lần và lặp lại sau mỗi 3-4 giờ, trong ngày đầu chấn thương. Việc này sẽ làm giảm bớt các cơn đau và tình trạng sưng tấy.
  • Sữ dụng hơi ấm: sau ngày đầu chấn thương thì tắm vòi hoa sen, tắm bồn với nước ấm hoặc dùng khăn ấm đắp lên có thể giúp giảm đau và giúp phục hồi.
  • Tránh những hoạt động phải gập cột sống, mang vác vật nặng hoặc xoắn vặn người đến khi chấn thương được cải thiện.

Tùy thuộc vào tính chất công việc mà người bị chấn thương lưng có thể cần sắp xếp thời gian,  tạm gác công việc để cơ thể có thời gian hồi phục.

Vật lý trị liệu: Đến lượng giá và can thiệp tại các cơ sở vật lý trị liệu người bệnh sẽ được cung cấp những bài tập thích hợp, hướng dẫn tư thế đúng. Cũng như sử dụng phương thức trị liệu: hồng ngoại, điện xung...  giúp giảm đau an toàn và hiệu quả.

Tư thế ngăn ngừa chấn thương lưng

CÓ THỂ NGĂN NGỪA CHẤN THƯƠNG LƯNG HAY KHÔNG? 
Các đề xuất để ngăn ngừa các chấn thương lưng khác nhau chủ yếu giải quyết các nguyên nhân của những chấn thương đó.
Một trong những điều quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm khi chấn thương lưng là nâng hoặc xách vật một cách an toàn. Nếu phải nâng vật nặng thì hãy hạ thấp trọng tâm thân người xuống và nâng vật lên như khi thực thực hiện động tác squats. Không nên khom người làm cong cột sống lưng khi nâng vật, vì lúc này toàn bộ sức nặng sẽ chịu hết trên phần lưng đặc biệt là vùng thắt lưng.

Lối sống lành mạnh bao gồm không hút thuốc, hạn chế rượu bia, duy trì cân nặng hợp lí và giữ cho xương và cơ chắc khỏe bằng cách tập thể dục điều đặn và chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần làm giảm bớt nguy cơ bong gân cũng như căng cơ.
Gãy đốt sống có thể khó ngăn ngừa vì các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến tai nạn hoặc thoái hóa do tuổi tác liên quan đến loãng xương. Điều trị loãng xương bằng thuốc, tham gia các chương trình phòng ngừa té ngã, tập luyện cho cơ và xương bằng chương trình tập thể dục có kháng cản (ví dụ như tạ) và áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của xương là tất cả các giải pháp để giúp giảm nguy cơ gãy đốt sống do loãng xương.


Ứng dụng Kinesio Taping

Ứng dụng Kinesio Taping trong hỗ trợ điều trị các chấn thương lưng
Tùy vào giai đoạn chấn thương và kết quả thăm khám mà chuyên viên trị liệu có thể ứng dụng Phương pháp Kinesio Taping theo nhiều kỹ thuật khác nhau:

  • Giai đoạn cấp tính mà không cần thiết phẫu thuật thì có thể ứng dụng kỹ thuật EDF giúp giảm sưng phù, giảm viêm, giảm đau, kich hoạt cơ chế làm lành tự nhiên của cơ thể
  • Giai đoạn phục hồi tùy có thể dùng kỹ thuật thư giãn cơ thắt, hỗ trợ cơ yếu và cố định hệ khớp nhằm giúp cân bằng cơ thể, tránh các trường hợp tái chấn thương và hỗ trợ bệnh nhân trong các bài tập phục hồi

Ngoài ra, băng dán Kinesio còn có thể ứng dụng trong việc ngăn ngừa chấn thương bằng cách hạn chế các cử động quá tầm nguy hiểm gây chấn thương mà không cản trở việc vận động.


Tham khảo danh sách các phòng khám đang ứng dụng phương pháp Kinesio Taping tại https://kinesiovietnam.com/phong-kham/ để được tư vấn chi tiết về tình tình trạng và giải pháp trị liệu phù hợp nhất

 

Tags : chấn thương, Kinesio Taping, đau lưng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo