ĐAU CỔ LÀ GÌ?
Cổ - hay cột sống cổ, là tập hợp của hệ thống các dây thần kinh, xương, khớp và cơ với chức năng chính là hỗ trợ và cung cấp khả năng vận động cho phần đầu.
Là khu vực nhạy cảm và có tần suất vận động liên tục nên dễ xuất hiện tổn thương và kéo theo những cơn đau bị kích thích dọc theo các đường dẫn thần kinh ở cổ, có thể dẫn đến đau mỏi cổ, vai, gáy cổ, đầu, cánh tay hay thậm chí bàn tay; ngoài ra, nếu vùng tủy sống bị kích ứng cũng sẽ gây đau tới phần thân dưới và hai chi dưới.
Các cơn đau ở cổ thường kéo dài và biến mất trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần, một số trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài tận vài tháng cần được can thiệp sớm nhất có thể; có thể được xếp loại từ nhẹ (dễ bị bỏ qua) cho đến đau dữ dội (ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày), có thể dẫn đến căng cứng và giảm phạm vi chuyển động ở vùng cổ vai gáy.
- Cấp tính: kéo dài dưới 4 tuần
- Bán cấp tính: kéo dài từ 4 đến 12 tuần
- Mãn tính: kéo dài từ 3 tháng trở lên
NGUYÊN NHÂN ĐAU CỔ
Đau cổ mãn tính biểu hiện từ ngứa ran khó chịu cho đến đau dữ dội đột ngột và dẫn đến suy nhược. Thường là biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ, bao gồm:
- Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ: các đĩa đệm bị mất nước theo thời gian, bị giảm chiều cao và trở nên kém linh hoạt hơn, dẫn đến việc các dây thần kinh lân cận bị nén và gây đau.
- Viêm đốt sống cổ: xảy ra khi sụn bảo vệ của khớp bắt đầu mòn đi, các xương liền kề bắt đầu chạm vào nhau; khớp có thể mọc ra các gai xương gây ra viêm và đau.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: khi một phần hoặc toàn bộ lớp ngoài của đĩa đệm (bao xơ) bị rách, phần phía trong (nhân nhầy) sẽ chảy ra ngoài, chèn vào các dây thần kinh gần đó, dẫn đến tình trạng viêm và đau.
- Hẹp lỗ cột sống cổ: là tình trạng thu hẹp của các lỗ gian đốt sống cổ - nơi các rễ thần kinh đi ra khỏi đốt sống; nguyên nhân có thể do thoái hóa đĩa đệm, sự dày lên bất thường của dây chằng, hay viêm xương; dẫn đến chèn ép dây thần kinh đi qua gây ra đau hoặc tê, yếu cánh tay.
- Hẹp lỗ giữa cột sống cổ: tương tư nguyên nhân như hẹp lỗ cột sống cổ, dẫn đến hẹp ống dẫn tủy sống ở cổ, hậu quả dẫn đến là chèn ép lên tủy sống, gây ra các bệnh lí tủy – rễ (tê, yếu hoặc những vấn đề liên quan tới cung phản xạ) ở bất cứ nơi bị chèn ép như chân hoặc tay.
Chấn thương: xảy ra do lực tác động mạnh đến từ sự va chạm hoặc té ngã dẫn đến tổn hại đĩa đệm, khớp, cơ, dây chằng, xương hoặc các mô ở cổ, chẳng hạn như:
- Va chạm: va chạm hoặc té ngã trong thi đấu thể thao hay trong sinh hoạt hằng ngày; thông thường cơn đau trở thành cấp tính và biến mất sau khi vết thương hồi phục, nhưng trong vài trường hợp cơn đau kéo dài và trở thành mãn tính.
- Sai tư thế: cổ là vị trí trung tâm giữa phần đầu và thân, giữa hai vai, phân ra phần ngực và lưng; thông thường cổ và đầu sẽ bị cúi về phía trước giữa phần đầu và thân, giữa hai vai, phân ra phần ngực và lưng; thông thường cổ và đầu sẽ bị cúi về phía trước và làm tăng trọng lượng áp lực lên cột sống cổ, lâu dần sẽ kéo theo các cơn đau cổ mãn tính.
- Thiếu vận động: phần cổ ít vận động kèm theo sai tư thế là hai trong số các nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc đau cổ mãn tính, biểu hiện của bệnh thoái hóa đĩa đệm hoặc viêm đốt sống cổ
Những nguyên nhân kém phổ biến dẫn đến tình trạng đau cổ mãn tính bao gồm:
- Đau cơ xơ hóa: khó chuẩn đoán, gồm những cơn đau và mỏi lan rộng, thường ở vùng lưng trên và cổ.
- Hội chứng đau cân cơ cột sống cổ: lên quan đến các cơn đau nhức ở các cơ và mô liên kết, điểm kích hoạt (trigger point) thường ở cổ, khi chạm vào cơn đau có thể bùng phát lên đầu hoặc lưng trên.
- Trượt đốt sống: xảy ra khi đốt sống bên trên lệch đi so với đốt sống ngay bên dưới, do gãy đốt sống, lỏng dây chằng hoặc thoái hóa đĩa đệm.
ĐIÊU TRỊ ĐAU CỔ
Chữa trị tại nhà (cho những trường hợp không phải do chấn thương nghiêm trọng)
- Nghỉ ngơi ngắn: trong thời gian bị chấn thương, cần hạn chế các hoạt động quá sức có thể gây trầm trọng thêm các cơn đau; tuy nhiên vẫn khuyến khích một số bài tập nhẹ nhàng để tránh tình trạng khu vực đau trở nên yếu hoặc căng cứng sau khi hồi phục.
- Chườm đá hoặc chườm nóng: chườm đá giúp giảm sưng và đau trong khi chườm nóng giúp các cơ thư giãn cũng như giúp máu và các chất dinh dưỡng tăng cường lưu thông tới khu vực bị tổn thương, thời gian được áp dụng cho cả hai liệu pháp trong khoảng 15 – 20 phút với thời gian nghỉ ít nhất 2 giờ để da có thời gian hồi phục
- Kéo giãn nhẹ nhàng: giúp làm giảm bớt một số tình trạng đau hoặc căng cứng ở khu vực tổn thương; trong trường hợp nếu hướng kéo giãn làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn, lập tức dừng lại và thay bằng hướng chuyển động khác.
- Ngoài ra còn có thể thay đổi cải thiện lối sống như tập luyện thể thao đều đặn, hạn chế sử dụng chất kích thích và duy trì đúng tư thế trong các hoạt động hằng ngày.
Vật lí trị liệu cho đốt sống cổ: là phương pháp điều trị lâu dài để cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở cổ sau chấn thương, thường thực hiện nhiều buổi trong một tuần và độ dài liệu trình tùy thuộc vào chuẩn đoán và tình huống đặc thù của chấn thương, có thể kết hợp vừa trị liệu với bác sĩ và tiếp tục thực hiện các bài tập tại nhà.
Thuốc: các thuốc được dùng thường là loại giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc acetaminophen; trong trường hợp cơn đau vai gáy cổ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, bác sĩ sẽ kê thêm những loại thuốc mạnh hơn như NSAIDs theo toa, thuốc giãn cơ hoặc thuốc opioid trong thời gian ngắn; lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như các khuyến cáo của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các phương pháp điều trị thay thế: thường ít được khoa học ủng hộ nhưng vẫn có nhiều người ủng hộ vì có sự cải thiện cơn đau cột sống cổ.
- Liệu pháp xoa bóp: có thể giúp xoa dịu căng cứng cơ và các cơn co thắt, cũng như giảm đau và thúc đẩy sự thư giản; nên được xoa bóp bởi những chuyên gia đã được đào tạo để có được kết quả tốt nhất.
- Châm cứu: là phương pháp dùng những mũi kim châm vào những vùng bị đau và thường được giải thích là sẽ giải phóng những năng lượng (khí) bị ứ động, thúc đẩy quá trình chữa trị.
- Thiền chánh niệm: thực hành “chánh niệm” và “thiền định” có thể giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, giảm đau hoặc cảm giác kiểm soát cơn đau tốt hơn; nhiều phương pháp đa đạng như bài tập kiểm soát hơi thở hoặc kỹ thuật đánh lạc hướng.
Một số phương pháp điều trị xâm lấn:
- Phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng: còn gọi là phong bế thần kinh, sử dụng phương pháp soi huỳnh quang, dung dịch steroid cortisone được tiêm vào khoang ngoài màng cứng đốt sống cổ, mục đích giúp làm đau và viêm các rễ và mô thần kinh lân cận trong thời gian ngắn, thường gặp do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống, nếu cơn đau tiêu giảm thì khu vực này được xác định là nguồn gốc cơn đau, nếu không thì nguồn gốc bắt nguồn từ nơi khác.
- Đốt sóng cao tần (RFA): trong trường hợp đã xác định được nguồn gốc gây đau, sử dụng phương pháp soi huỳnh quang, một cây kim đặc trưng đặt gần dây thần kinh gây ra cảm giác đau, sau đó dùng nhiệt phá hủy để ngăn các tín hiệu đau truyền đến não, giúp giảm đau lâu hơn.
- Tiêm vào điểm kích hoạt (TPI): thường sử dụng kiêm mà không cần tiêm thêm dung dịch, kim thường nhỏ như kim châm cứu, có thể sử dụng lượng nhỏ thuốc gây tê để giúp làm dịu bó cơ bị kích ứng hoặc điểm kích hoạt.
- Ứng dụng phương pháp Kinesio Taping trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về cổ giúp sắp xếp lại các cấu trúc vùng bệnh, điều chỉnh trương lực cơ co thắt quá mức và tăng sức mạnh cho cơ yếu. Ngoài ra, tác động thu hồi của băng dán Kinesio còn tạo thêm khoảng không cho hệ dịch di chuyển tốt, giúp giảm đau, giảm các cử động bệnh lý, từ đó đẩy nhanh qua trình hồi phục.
Tham khảo chi tiết cách dán băng Kinesio Taping điều trị đau cổ tại: https://kinesiovietnam.com/san-pham/huong-dan-su-dung/co/
Tài liệu tham khảo:
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/treatment-neck-pain
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/chronic-neck-pain-causes
https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/all-about-neck-pain
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/neck-pain/symptoms-causes/syc-20375581