Làm thế nào để phục hồi sau khi bị thoát vị đĩa đệm?

Đăng bởi Suckhoetoandien VN vào lúc 19/02/2021

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những chứng bệnh gây ra những cơn đau vô cùng nghiêm trọng, xảy ra khi phần nhân keo (nhân nhầy) bên trong đĩa đệm đốt sống vì chấn thương hay các nguyên nhân khách quan khác mà bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều gặp phải những cơn đau, trừ khi phần chất đệm thoát ra và gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở vùng lưng. Tuy cần một khoảng thời gian dài, nhưng ở một vài bệnh nhân vẫn có thể tự phục hồi mà không cần phẫu thuật.

Dưới đây là một vài cách có thể giúp bệnh nhân tự phục hồi ngay tại nhà:

Phương pháp 1: Xác định thoát vị đĩa đệm:

  1. Nhận biết các triệu chứng: Khu vực đĩa đệm thường xuyên bị thoát vị là ở lưng dưới và cổ. Trong trường hợp bị thoát vị ở lưng dưới, sẽ gây nên các cơn đau ở đùi, cẳng chân hay bàn chân. Còn khi đĩa đệm thoát vị ở cổ, vai và cánh tay sẽ là khu vực bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm:
  • Chân tay đau nhức. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển.
  • Tê hoặc cảm giác như bị kim châm. Xảy ra khi dây thần kinh chạy tới khu vực đó bị ảnh hưởng.
  • Suy yếu. Nếu lưng dưới bị ảnh hưởng, sẽ dễ bị vấp ngã. Còn nếu ở vùng cổ, sẽ dễ khó khăn khi mang vác đồ nặng.
  1. Đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc phải thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra nơi khởi phát của cơn đau cũng như xác định tiền sử của bệnh hoặc những chấn thương từng gặp phải. Một số bài kiểm tra như:
  • Phản xạ
  • Lực của cơ
  • Phối hợp khả năng giữ thăng bằng và đi bộ
  • Khả năng xúc giác. Bác sĩ sẽ kiểm tra những phản ứng khi chạm nhẹ lên vùng bị ảnh hưởng.
  • Khả năng nâng cao đùi hoặc di chuyển đầu. Các động tác này giúp căng các dây thần kinh cột sống. Nếu cảm giác đau, tê hoặc như kim châm tăng, rất có khả năng đĩa đệm đã bị thoát vị.
  1. Thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh.
  • Chụp X – quang. Nhằm để xác định cơn đau không phải do nhiễm trùng, khối u hay gãy xương.
  • Chụp cắt lớp (CT scan). Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở thời gian ngắn để đảm bào hình ảnh rõ rang và không được ăn vài giờ trước khi xét nghiệm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Sử dụng từ trường và song vô tuyến, xác định đĩa đệm nào đã bị thoát vị và đã gây ảnh hưởng đến dây thần kinh nào.
  1. Trong trường hợp nghi ngờ bị tổn thương dây thần kinh cần thực hiện các xét nghiệm dẫn truyền thần kinh cũng như điện cơ đồ

 

Phương pháp Kinesio Taping

Phương pháp 2: Sử dụng thuốc tại nhà và thay đổi thói quen sinh hoạt

  1. Chườm đá hoặc nóng:
  • Trong vài ngày đầu, chườm lạnh là biện pháp tối ưu để giúp giảm viêm và sưng tấy. Có thể dùng túi đá hoặc gói rau đông lạnh bọc trong khăn mềm và đắp nó khoảng 10 phút.
  • Sau vài ngày, sử dụng chườm nóng để giúp thả lỏng các cơ đang bị căng. Sử dụng một chay nước nóng được bọc bới một tấm khăn mềm.
  • Lưu ý không để trực tiếp nguồn nóng hoặc lạnh lên da.
  1. Tích cực vận động: Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi vài ngày sau khi gặp phải thoát vị đĩa đệm. Nhưng sau đó, nếu không tích cực vận động trở lại, các khớp cũng như khu vực chấn thương sẽ bị cứng lại và trở nên khó khăn trong di chuyển hơn. Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lí trị liệu đề xuất những bài tập cần thiết cho quá trình phục hồi.
  • Tránh các động tác nặng, có độ nguy hiểm cao.
  • Bơi lội là hoạt động hiệu quả sẽ được đa phần bác sĩ đề xuất vì nước sẽ giúp hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng và giảm áp lực lên cột sống, đạp xe hay chạy bộ cũng sẽ được gợi ý.
  • Nằm ngửa, đầu gối hướng lên và tay để dưới lưng. Nghiêng xương chậu sao cho ép lên bàn tay. Giữ trong 5 giây và lặp lại 10 lần. Nếu gây đau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  1. Điều chỉnh tư thế ngủ đúng:
  • Nằm sấp sao cho lưng cuộn tròn. Tư thế này giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Nằm ngủ theo tư thế bào thai, kẹp gối giữa 2 đầu gối và bên bị thoát vị ở bên trên.
  • Nằm ngửa và kê gối bên dưới đầu gối sao cho hông và đầu gối gập lại, cẳng chân song song với giường. Hoặc khi thư giãn trong ngày, có thể nằm dưới sàn và gác chân lên ghế.
  1. Nhận sự hỗ trợ từ xã hội và gia đình. Sống cùng cơn đau mãn tính sẽ gây ra trạng thái căng thẳng và lo lắng, thậm chí trầm cảm. Vì thế việc duy trì mạng xã hội giúp phần nào giảm bớt các vấn đề trên và cảm thấy bớt cô đơn.
  • Nói chuyện với bạn bè và gia đình. Nhờ họ hỗ trợ phần nào những hoạt động thể chất mà bản thân không thể tự thực hiện một mình.
  • Gặp chuyên gia tự vấn.
  1. Kiểm soát sự căng thẳng. Căng thẳng khiến cơ thể nhạy cảm với cơn đau. Do đó, một số kỹ thuật giúp đối phó với cơn đau:
  • Thiền
  • Hít thở sâu
  • Liệu pháp trị liệu bằng âm nhạc hoặc mỹ thuật
  • Thả lỏng các nhóm cơ trong cơ thể.
  1. Tham khảo ý kiến từ chuyên gia vật lí trị liệu về các liệu pháp thay thế.
  • Sử dụng nẹp cho cổ hoặc lưng trong thời gian ngắn để giúp ổn định.
  • Điều trị bằng kéo giãn
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Sự kích thích điện
  • Hỗ trợ điều trị bằng Phương pháp Kinesio Taping
Tags : thoát vị đĩa đệm
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo