Nhiệt trị liệu là gì?

Đăng bởi Suckhoetoandien VN vào lúc 03/03/2021

Mô tả: Bao gồm việc áp dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh nhầm thay đổi nhiệt độ bề mặt da, bên trong khớp, và nhân lõi của các mô mềm với mục đích cải thiện các triệu chứng của một số bệnh lí. Áp lạnh và nhiệt trị liệu đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị chấn thương cơ xương và tổn thương mô mềm. Những liệu pháp này tạo ra tác dụng ngược lại với sự trao đổi chất của tế bào, lưu lượng máu chảy trong cơ thể, sưng phù… Nhiệt trị liệu có thể được áp dụng tại các cơ sở phục hồi chức năng hoặc tại nhà.

Nhiệt trị liệu

 

Mục tiêu: là thay đổi nhiệt độ của mô tại nơi được xác định theo thời gian để tạo ra phản ứng sinh học mong muốn.

  1. Nhiệt NÓNG: bằng việc tăng nhiệt độ của da, mô mềm, khiến cho lưu lượng máu tăng do động tĩnh mạch và các mao mạch giãn ra. Tỉ lệ trao đổi chất cùng với khả năng liên kết giữa các mô cũng tăng lên vì làm tăng sự hấp thụ oxy, hoạt động của các enzyme cũng như tốc độ dị hóa.
  2. Nhiệt LẠNH: bằng việc giảm nhiệt độ của da, mô mềm, khiến cho lưu lượng máu giảm do động tĩnh mạch và các mao mạch co lại. Kéo theo đó là tình trạng viêm, tốc độ dẫn truyền sẽ giảm do khả năng trao đổi chất giảm. Khi ở dưới 30 độ C, hoạt động của các enzyme phân giải (collagenase, elastase, hyaluronidase và protease) bị ức chế. Do đó làm hạn chế tổn thương thêm và hỗ trợ các mô sống sót trong tình trạng thiếu oxy sau khi xảy ra chấn thương.

Tác dụng của nhiệt trên da

Ứng dụng:

  1. Nhiệt: để làm nóng bề mặt vùng được xác định trên cơ thể, sử dụng túi chườm nóng, sáp nóng, khăn nóng, ánh sáng mặt trời, tắm hơi, bồn hoặc phòng tắm hơi nước. Bên cạnh đó, để làm nóng những khu vực sâu hơn trong cơ thể, liệu pháp điện như siêu âm, song xung kích và bức xạ hồng ngoại sẽ được thực hiện.
  2. Lạnh: sử dụng túi chườm đá, bồn tắm đá, gói gel làm mát, bình xịt làm lạnh.
  • Tập thể dục trong nước ấm – còn gọi là thủy trị liệu, là một phương pháp điều trị phổ biến với tác dụng giảm đau hiệu quả cho các bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh hoặc cơ xương khớp. Độ ấm của nước giúp ngăn chặn sự thụ cảm bằng cách tác động lên các thụ thể nhiêt và thụ thể cơ học. Ngoài ra, nước ấm còn giúp tăng cường lượng máu, giảm đau bằng cách giảm đau và giảm hoạt động của thần kinh giao cảm.

 

Cơ chế:

Khi nhiệt độ tác động lên da, các thụ thể cảm nhận nhiệt độ bị kích thích sẽ phát ra các xung động dẫn truyền đi theo dây thần kinh dẫn truyền cảm giác lên não gây ra cảm giác nhiệt. Từ nảo, các xung động thần kinh ly tâm gây ra các phản xạ tại nơi nhiệt độ tác động lên. Trong trường hợp các phản xạ tại chỗ và phản xạ theo vùng chi phối thuộc cùng đoạn thần kinh không đủ để điều hòa nhiệt độ thì sẽ xảy ra phản ứng trên khắp cơ thể.

Các thụ thể cảm giác nhiệt

Tác động của nhiệt trị liệu lên cơ thể

Tác động

Nhiệt nóng trị liệu

Nhiệt lạnh trị liệu

Tuần hoàn

Giãn mạch

Lưu lượng máu tăng

Tăng phù nề

Co mạch

Lưu lượng máu giảm

Giảm phù nề

Chuyển hóa

Tốc độ chuyển hóa cùng trao đổi chất tăng

Tốc độ chuyển hóa cùng trao đổi chất giảm

Mô liên kết

Độ nhờn giảm

Khả năng đàn hồi tăng

Giảm co cứng

Độ nhờn tăng

Khả năng đàn hồi giảm

Tăng co cứng

Đau

Giảm đau

Lúc đầu đau tăng, sau đó giảm

Thần kinh - cơ

Giảm co cứng cơ

Tăng co cứng cơ

 

 

Tác dụng sinh lý:

Nhiệt nóng trị liệu làm tăng nhiệt độ da và khớp, cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ và giảm độ cứng của khớp. Trong khi nhiệt lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng tấy, co mạch và chặn các xung thần kinh thụ cảm đến khớp.

Làm nóng sâu được cho là làm giảm độ nhạy cảm thần kinh, tăng lưu lượng máu, tăng độ chuyển hóa mô, giảm độ căng cơ, làm giãn và tăng tính linh hoạt của cơ.

Điều trị:

Việc điều trị phụ thuộc vào tùy loại bệnh cũng như những phương pháp thực hiện. Có 3 giai đoạn trong quá trình điều trị: Giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.

  • Giai đoạn đầu, còn gọi là giai đoạn viêm, bảo vệ vùng bị thương tránh những tổn thương thêm. Trong giai đoạn này, áp lạnh có thể giúp giảm sưng. Tránh việc dùng nhiệt nóng trị liệu trong giai đoạn này vì sẽ làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn vào các vùng bị thương gây ra sưng phù. Thông thường giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày.
  • Giai đoạn thứ hai, giai đoạn tăng sinh, các mô mới và mô sẹo dần được hình thành. Lúc này nhiệt nóng có thể được áp dụng lên các vùng bị thương tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tự chữa lành.
  • Giai đoạn cuối, giai đoạn tái tạo, là sự phục hồi cấu trúc và chức năng của các mô bị thương. Quá trình điều trị gồm đông máu, liên kết mô, liền sẹo và liền xương. Liệu pháp nhiệt nóng có thể được áp dụng trong giai đoạn này.

Cảnh báo:

Nhiệt trị liệu chỉ được áp dụng lên những bệnh nhân có độ nhạy cảm cũng như cảm giác ở da bình thường.

 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.physio-pedia.com/Thermotherapy

http://hahoangkiem.com/vat-ly-tri-lieu/nhiet-tri-lieu-339.html

 

Tags : nhiệt trị liêu, túi chườm
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo