Những câu hỏi thưởng gặp về đau khớp gối

Đăng bởi Suckhoetoandien VN vào lúc 17/02/2021

Khớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn nên nó rất dễ bị tổn thương. Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý này nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về nó. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp.

Khớp gối

1. Bị đau khớp gối có phải do bị viêm khớp?

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 95% người bị đau đầu gối do viêm khớp. Khi bị viêm khớp gối, lớp sụn của khớp gối trở nên xù xì, đầu xương cũng dày lên tạo thành gai xương ở phần khớp gây đau đớn cho người bệnh mỗi khi họ vận động.

 

Giải phẫu khớp gối

2. Các loại chấn thương nào gây ra đau đầu gối?

  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ALC).

Thường xảy ra đột ngột, khi một người đang chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis, bóng chuyền, trượt tuyết xuống dốc, thể dục dụng cụ… Các hoạt động như chạy, nhảy, dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột cũng ảnh hưởng đến dây chằng chéo trước.

  • Chấn thương sụn chêm.

Sụn chêm nằm giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, là hai tấm sụn có đặc tính bền, dai và đàn hồi. Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, trong thể thao gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm.

  • Chấn thương dây chằng.

Dây chằng nối xương với xương, xương với sụn, xương với gân và gắn cơ với xương. Chấn thương dây chằng đầu gối có thể xảy ra bởi một cú nhảy cao hoặc tiếp đấy không đúng tư thế, khi di chuyển ở tốc độ cao khiến dây chằng bị căng hoặc rách. Nâng vật nặng nhiều lần hoặc ngồi làm việc trên máy tính sai tư thế cũng góp phần gây ra tổn thương cơ và dây chằng.

Chấn thương khớp gối

3. Liệu những cơn đau này có tự biến mất không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Cơn đau thường có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tuy không biến mất hoàn toàn nhưng cơn đau sẽ dần được cải thiện. Đối với những người bị nặng, có thể không thực hiện được một số hoạt động nhất định.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tùy vào cơ địa mỗi người mà ngưỡng chịu đau khác nhau. Nếu bị chấn thương và đầu gối sưng lên nên đến gặp bác sĩ. Ngay cả khi vết sưng đã khỏi cũng cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra đầu gối. Vì rất có thể bị chấn thương bên trong khớp.

 

Đau khớp gối

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý này?

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Để tránh nguy cơ đau khớp gối do viêm sụn khớp, cần tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: rau xanh, nấm, đậu nành, cá... Có thể phối hợp tắm nắng để cơ thể tổng hợp Vitamin D. Khi đủ Vitamin D lượng Canxi trong xương sẽ tăng, giúp xương, sụn, khớp khỏe mạnh hơn.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường khả năng thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác, những thành phần có hại sẽ khiến xương nhanh giòn và dễ gãy, tăng tỉ lệ mắc bệnh loãng xương và một số bệnh lý về xương khớp và phổi.

  • Kiểm soát cân nặng của bản thân.

Cân nặng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khớp gối. Khi bạn kiểm soát được cân nặng của mình để tránh béo phì thì khớp gối của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Để kiểm soát cân nặng của mình bạn hãy ăn ít dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, ăn ít tinh bột, đồ ngọt. Bạn nên tăng chất xơ, rau củ quả trong chế độ ăn uống của mình.

  • Hạn chế ngồi xổm

Do khi ngồi xổm, gối co gập lại, áp lưc sẽ dồn lên phần đùi, xương bánh chè sẽ bị bì ép trượt trên phần xương đùi. Việc ngồi quá lâu sẽ khiến sụn chịu áp lực lớn dần gây phá huỷ thoái hoá sụn khớp gối.

Ngoài ra phụ nữ mang thai cũng được nhắc nhở không nên ngồi xổm nhiều vì có thể gây đau bụng, chèn ép xuống chân gây giãn tĩnh mạch, đau khớp gối

  • Giảm áp lực lên khớp gối.

Giảm áp lực lên khớp gối bằng cách hạn chế lao động và mang vác nặng, với một số người lao động chân tay nên có thói quen thực hiện các tư thế đúng để giảm áp lực lên khớp gối.

  • Thường xuyên tập luyện thể thao.

Việc thường xuyên đi hoặc chạy bộ với cường độ nhẹ được xem là một phương pháp tập luyện giúp bạn ngăn chặn tình trạng đau khớp gối nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Các hoạt động như đạp xa, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội để tăng sức mạnh của cơ và xương khớp. Hơn nữa, thói quen tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nếu vẫn bị đau khớp gối dai dẳng trong thời gian dài cho dù nghỉ ngơi và ăn uống khoa học thì cần đến khám bác sĩ ngay. Đừng để đến khi bệnh đã trở nặng vì khi đó chữa sẽ rất mất nhiều thời gian.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/q-a-knee-pain

https://vi.dralexjimenez.com/what-patients-want-to-know-acl-injuries/

https://thuocthaomoc.net/benh/chan-thuong-sun-chem-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri/

https://spineconnection.org/back-pain-conditions/ligament-injuries/

Tags : chấn thương khớp gối, Viêm khớp gối, Đau khớp gối
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo