THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Đăng bởi Suckhoetoandien VN vào lúc 23/05/2022

Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi không gian đĩa đệm. Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo cột sống, nhưng thường xảy ra nhất ở phần thắt lưng. Thường được gọi là phình đĩa đệm hay lồi đĩa đệm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên đau thắt lưng, cũng như đau chân, đau thần kinh tọa.

Có đến 60-80% người mắc đau lưng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, trong đó có cả đau lưng và đau lan xuống chân do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn cho người bệnh, nhưng đa số trường hợp người bệnh cảm thấy tốt hơn sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị không phẫu thuật.

 

GIẢI PHẪU

Cột sống của con người được tạo thành từ 32-34 xương, được gọi là đốt sống. Các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành một ống bảo vệ tủy sống. Có 5 đốt sống tạo nên phần lưng dưới, gọi là cột sống thắt lưng.

Đĩa đệm ở giữa các đốt sống có dạng tròn và phẳng, hoạt đọng như một bộ giảm sốc khi chúng ta đi bộ hoặc chạy.

 

MÔ TẢ

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý đau thắt lưng và chân đặc trưng bởi những biến đổi thoái hóa của đĩa đệm thắt lưng, rách bao xơ, lồi nhân nhầy và kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh. Ở thắt lưng thoát vị thường xảy ra ở đoạn L4-L5 và L5-S1.

Cơ chế gây đau của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến thuyết chèn ép cơ học, thuyết kích thích hóa học gây viêm và thuyết tự miễn dịch. Đĩa đệm thoát vị khi nhân nhầy bị đẩy ra ngoài. Nó có thể tạo áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây chèn ép cơ học, ngoài ra đĩa đệm khi thoát ra còn giải phóng chất hóa học góp phần gây viêm thần kinh. Khi rễ thần kinh bị kích thích, có thể gây đau, tê, yếu một hoặc hai chân, đau thần kinh tọa.

Chèn ép rễ dây thần kinh là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau mãn tính ở chi dưới. Do rễ thần kinh cột sống thiếu sự bảo vệ của vỏ bọc thần kinh nên khi bị chèn ép nhẹ sẽ có các triệu chứng chèn ép rõ ràng. Với việc kéo dài thời gian bị chèn ép, sự trao đổi chất bình thường của rễ thần kinh bị phá hủy, và do đó, các triệu chứng đau càng rõ ràng.

 

NGUYÊN  NHÂN

Thoát vị đĩa đệm thường do sự lão hóa ảnh hưởng lên cột sống, quá trình này gọi là thoái hóa đĩa đệm. Ở người trẻ, hàm lượng nước trong đĩa đệm cao, khi lớn tuổi hàm lượng nước sẽ giảm đi và đĩa đệm trở nên kém linh hoạt. Các đĩa đệm co lại và không gian giữa các đột sống bị thu hẹp. Quá trình thoái hóa bình thường này làm cho đĩa đệm dễ bị thoát vị hơn.

Chấn thương như ngã cũng có thể gây nên thoát vị đĩa đệm.

 

YẾU TỐ NGUY CƠ

  • Giới tính- Nam giới trong độ tuổi từ 20- 50 có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao nhất.
  • Nâng vật- Khiêng vác vật không đúng cách, sữ dụng cơ vùng lưng thay vì chân khi nâng.
  • Cân nặng- thừa cân làm tăng áp lực lên đĩa đệm.
  • Hoạt động lặp đi lặp lại- các công việc đòi hỏi hoạt động thể chất nhiều, yêu cầu mang vác vật nặng, xoắn vặn cột sống liên tục
  • Lái xe thường xuyên- ngồi một chỗ trong thời gian dài, cộng với rung lắc từ động cơ xe có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
  • Lối sống ít vận động- tập thể dục thường xuyên rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh lí, bao gồm cả thoát vị đãi đệm.
  • Hút thuốc lá- hút thuốc làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm, gây thoát hóa nhanh hơn

 

TRIỆU CHỨNG

Trong hầu hết các trường hợp, đau thắt lưng là triệu chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cơn đau này có thể kéo dài trong vài ngày, sau đó sẽ cải thiện. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau thần kinh toạ- Đây là một cơn đau buốt, thường xuyên kéo dài từ mông xuống mặt sau của một bên chân. Nó được gây ra bởi áp lực lên thần kinh.
  • Tê hoặc cảm giác ngứa ran ở chân và / hoặc bàn chân
  • Yếu ở chân và / hoặc bàn chân
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột- Điều này cực kỳ hiếm và có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa. Tình trạng này là do rễ thần kinh bị chèn ép. Cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

 

ĐIỀU TRỊ

Đối với đa số bệnh nhân, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ từ từ cải thiện trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Thông thường, hầu hết các bệnh nhân đều hết triệu chứng sau 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đau từng đợt trong quá trình hồi phục.

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị ban đầu cho thoát vị đĩa đệm thường là không phẫu thuật. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi- Một đến hai ngày nghỉ ngơi trên giường thường sẽ giúp giảm đau lưng và chân. Tuy nhiên, đừng nghỉ lâu hơn. Khi tiếp tục hoạt động, hãy thử làm như sau:
    • Hãy nghỉ ngơi trong ngày khi có thể, nhưng tránh ngồi trong thời gian dài.
    • Làm cho tất cả các hoạt động thể chất của chậm lại và có kiểm soát, đặc biệt là cúi người về phía trước và nâng lên.
    • Thay đổi các hoạt động hàng ngày, tránh các động tác có thể gây đau thêm.
  • Thuốc kháng viêm (NSAID)- Thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau.
  • Kéo cột sống lưng- hiệu quả trong giảm đau, do giải phóng thần kinh bị chèn ép.
  • Vật lý trị liệu- Các bài tập cụ thể sẽ giúp tăng sức mạnh và sức bền cơ lưng dưới và cơ bụng.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng- Tiêm thuốc giống cortisone vào không gian xung quanh thần kinh có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn bằng cách giảm viêm.

Có bằng chứng tốt cho thấy tiêm ngoài màng cứng có thể giảm đau thành công ở nhiều bệnh nhân không phẫu thuật từ 6 tuần trở lên.

Có một số tài liệu cho thấy tiêm steroid ngoài màng cứng trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng.

Điều quan trọng cần lưu ý là các phương pháp điều trị không phẫu thuật này không chữa lành đĩa đệm thoát vị. Thay vào đó, chúng có thể giúp giảm các triệu chứng trong khi cơ thể hoạt động để chữa lành đĩa đệm. Trong nhiều trường hợp, khối thoát vị đĩa đệm sẽ tự tiêu biến theo thời gian và được cơ thể tái hấp thu.

Điều trị phẫu thuật:

Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải phẫu thuật. Phẫu thuật cột sống thường chỉ được khuyến nghị sau một thời gian điều trị không phẫu thuật mà không làm giảm các triệu chứng đau đớn hoặc đối với những bệnh nhân đang gặp phải các triệu chứng sau: Yếu cơ, Đi lại khó khăn, Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

  • Vi phẫu thuật (Microdiskectomy)- Thủ thuật phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thoát vị là vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đĩa đệm. Thủ thuật được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ và thường sử dụng kính hiển vi. Phần đĩa đệm bị thoát vị sẽ được loại bỏ cùng với bất kỳ mảnh vỡ nào khác đang gây áp lực lên thần kinh. Có thể phải thực hiện một thủ thuật lớn hơn nếu có thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng hơn.
  • Phục hồi chức năng- Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể đề nghị một chương trình đi bộ đơn giản (chẳng hạn như 30 phút mỗi ngày), cùng với các bài tập cụ thể để giúp phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt cho lưng và chân.

Để giảm nguy cơ tái phát thoát vị, người bệnh có thể được đề nghị không cúi người, nâng vật nặng và vặn người trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.

 

CÂN NHẮC

Với cả phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật, vẫn có tới 20 đến 25% khả năng tái phát lại thoát vị.

Rủi ro của điều trị không phẫu thuật là các triệu chứng có thể mất nhiều thời gian để thuyên giảm. Những bệnh nhân cố gắng điều trị không phẫu thuật quá lâu trước khi quyết định phẫu thuật có thể ít cải thiện tình trạng đau và chức năng hơn những người chọn phẫu thuật sớm hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vào khoảng 9-12 tháng, kết quả phẫu thuật không có lợi như khi bạn phẫu thuật trước 9 tháng. Bác sĩ sẽ khuyến nghị về thời gian nên thử các biện pháp không phẫu thuật trước khi cân nhắc phẫu thuật.

Rủi ro phẫu thuật- Có những rủi ro liên quan đến quy trình phẫu thuật. Chúng bao gồm chảy máu, nhiễm trùng và phản ứng với thuốc gây mê.

Các biến chứng cụ thể do phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh
  • Nhiễm trùng
  • Rách túi bọc dây thần kinh (rách màng cứng)
  • Tụ máu gây chèn ép dây thần kinh
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát
  • Cần phải phẫu thuật thêm

Cơ chế gây đau của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến thuyết chèn ép cơ học, thuyết kích thích hóa học gây viêm và thuyết tự miễn dịch. Đĩa đệm thoát vị khi nhân nhầy bị đẩy ra ngoài. Nó có thể tạo áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây chèn ép cơ học, ngoài ra đĩa đệm khi thoát ra còn giải phóng chất hóa học góp phần gây viêm thần kinh. Khi rễ thần kinh bị kích thích, có thể gây đau, tê, yếu một hoặc hai chân, đau thần kinh tọa.

Chèn ép rễ dây thần kinh là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau mãn tính ở chi dưới. Do rễ thần kinh cột sống thiếu sự bảo vệ của vỏ bọc thần kinh nên khi bị chèn ép nhẹ sẽ có các triệu chứng chèn ép rõ ràng. Với việc kéo dài thời gian bị chèn ép, sự trao đổi chất bình thường của rễ thần kinh bị phá hủy, và do đó, các triệu chứng đau càng rõ ràng.

NGUYÊN  NHÂN

Thoát vị đĩa đệm thường do sự lão hóa ảnh hưởng lên cột sống, quá trình này gọi là thoái hóa đĩa đệm. Ở người trẻ, hàm lượng nước trong đĩa đệm cao, khi lớn tuổi hàm lượng nước sẽ giảm đi và đĩa đệm trở nên kém linh hoạt. Các đĩa đệm co lại và không gian giữa các đột sống bị thu hẹp. Quá trình thoái hóa bình thường này làm cho đĩa đệm dễ bị thoát vị hơn.

Chấn thương như ngã cũng có thể gây nên thoát vị đĩa đệm.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Giới tính- Nam giới trong độ tuổi từ 20- 50 có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao nhất.

Nâng vật- Khiêng vác vật không đúng cách, sữ dụng cơ vùng lưng thay vì chân khi nâng.

Cân nặng- thừa cân làm tăng áp lực lên đĩa đệm.

Hoạt động lặp đi lặp lại- các công việc đòi hỏi hoạt động thể chất nhiều, yêu cầu mang vác vật nặng, xoắn vặn cột sống liên tục

Lái xe thường xuyên- ngồi một chỗ trong thời gian dài, cộng với rung lắc từ động cơ xe có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

Lối sống ít vận động- tập thể dục thường xuyên rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh lí, bao gồm cả thoát vị đãi đệm.

Hút thuốc lá- hút thuốc làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm, gây thoát hóa nhanh hơn

TRIỆU CHỨNG

Trong hầu hết các trường hợp, đau thắt lưng là triệu chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cơn đau này có thể kéo dài trong vài ngày, sau đó sẽ cải thiện. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Đau thần kinh toạ- Đây là một cơn đau buốt, thường xuyên kéo dài từ mông xuống mặt sau của một bên chân. Nó được gây ra bởi áp lực lên thần kinh.

Tê hoặc cảm giác ngứa ran ở chân và / hoặc bàn chân

Yếu ở chân và / hoặc bàn chân

Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột- Điều này cực kỳ hiếm và có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa. Tình trạng này là do rễ thần kinh bị chèn ép. Cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

ĐIỀU TRỊ

Đối với đa số bệnh nhân, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ từ từ cải thiện trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Thông thường, hầu hết các bệnh nhân đều hết triệu chứng sau 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đau từng đợt trong quá trình hồi phục.

  • Điều trị không phẫu thuật

Điều trị ban đầu cho thoát vị đĩa đệm thường là không phẫu thuật. Bao gồm:

Nghỉ ngơi- Một đến hai ngày nghỉ ngơi trên giường thường sẽ giúp giảm đau lưng và chân. Tuy nhiên, đừng nghỉ lâu hơn. Khi tiếp tục hoạt động, hãy thử làm như sau:

  • Hãy nghỉ ngơi trong ngày khi có thể, nhưng tránh ngồi trong thời gian dài.
  • Làm cho tất cả các hoạt động thể chất của chậm lại và có kiểm soát, đặc biệt là cúi người về phía trước và nâng lên.
  • Thay đổi các hoạt động hàng ngày, tránh các động tác có thể gây đau thêm.

Thuốc kháng viêm (NSAID)- Thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau.

Kéo cột sống lưng- hiệu quả trong giảm đau, do giải phóng thần kinh bị chèn ép.

Vật lý trị liệu- Các bài tập cụ thể sẽ giúp tăng sức mạnh và sức bền cơ lưng dưới và cơ bụng.

Tiêm steroid ngoài màng cứng- Tiêm thuốc giống cortisone vào không gian xung quanh thần kinh có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn bằng cách giảm viêm.

Có bằng chứng tốt cho thấy tiêm ngoài màng cứng có thể giảm đau thành công ở nhiều bệnh nhân không phẫu thuật từ 6 tuần trở lên.

Có một số tài liệu cho thấy tiêm steroid ngoài màng cứng trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng.

Điều quan trọng cần lưu ý là các phương pháp điều trị không phẫu thuật này không chữa lành đĩa đệm thoát vị. Thay vào đó, chúng có thể giúp giảm các triệu chứng trong khi cơ thể hoạt động để chữa lành đĩa đệm. Trong nhiều trường hợp, khối thoát vị đĩa đệm sẽ tự tiêu biến theo thời gian và được cơ thể tái hấp thu.

  • Điều trị phẫu thuật

Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải phẫu thuật. Phẫu thuật cột sống thường chỉ được khuyến nghị sau một thời gian điều trị không phẫu thuật mà không làm giảm các triệu chứng đau đớn hoặc đối với những bệnh nhân đang gặp phải các triệu chứng sau:

  • Yếu cơ
  • Đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

Vi phẫu thuật (Microdiskectomy)- Thủ thuật phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thoát vị là vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đĩa đệm. Thủ thuật được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ và thường sử dụng kính hiển vi. Phần đĩa đệm bị thoát vị sẽ được loại bỏ cùng với bất kỳ mảnh vỡ nào khác đang gây áp lực lên thần kinh. Có thể phải thực hiện một thủ thuật lớn hơn nếu có thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng hơn.

Phục hồi chức năng- Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể đề nghị một chương trình đi bộ đơn giản (chẳng hạn như 30 phút mỗi ngày), cùng với các bài tập cụ thể để giúp phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt cho lưng và chân.

Để giảm nguy cơ tái phát thoát vị, người bệnh có thể được đề nghị không cúi người, nâng vật nặng và vặn người trong vài tuần đầu sau phẫu thuật.

CÂN NHẮC

Với cả phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật, vẫn có tới 20 đến 25% khả năng tái phát lại thoát vị.

Rủi ro của điều trị không phẫu thuật là các triệu chứng có thể mất nhiều thời gian để thuyên giảm. Những bệnh nhân cố gắng điều trị không phẫu thuật quá lâu trước khi quyết định phẫu thuật có thể ít cải thiện tình trạng đau và chức năng hơn những người chọn phẫu thuật sớm hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vào khoảng 9-12 tháng, kết quả phẫu thuật không có lợi như khi bạn phẫu thuật trước 9 tháng. Bác sĩ sẽ khuyến nghị về thời gian nên thử các biện pháp không phẫu thuật trước khi cân nhắc phẫu thuật.

Rủi ro phẫu thuật- Có những rủi ro liên quan đến quy trình phẫu thuật. Chúng bao gồm chảy máu, nhiễm trùng và phản ứng với thuốc gây mê.

Các biến chứng cụ thể do phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh
  • Nhiễm trùng
  • Rách túi bọc dây thần kinh (rách màng cứng)
  • Tụ máu gây chèn ép dây thần kinh
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát
  • Cần phải phẫu thuật thêm

 

ỨNG DỤNG KINESIO TRONG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Ứng dụng Kinesio Taping

Băng Kinesio Tape với kỹ thuật dán “ SPACE CORRECTION” hình ngôi sao sẽ hỗ trợ tăng lưu thông hệ dịch giúp giảm đau, bệnh nhân sau khi rời phòng khám vẫn được hỗ trợ bởi băng dán Kinesio sẽ có cảm giác dễ chịu cho đến khi quay lại tái khám. Đồng thời đẩy nhanh hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân nhanh trở lại các hoạt động thường ngày.

Theo kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Kinesio Taping trong điều trị thoát vị đĩa đệm của PhD. Asst. Prof. Betul Yavuz Keles và các cộng sự vào năm 2017 tại Bệnh viện Nghiên cứu và đào tạo Istanbul tại Turkey, phương pháp Kinesio Taping thực sự giảm đau cho bệnh nhân so với băng dán thông thường (Placebo Tape)

Nguồn nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27858685/

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Herniated Disk in the Lower Back Meng, Z., Zheng, J., Fu, K., Kang, Y., & Wang, L. (2022). Curative Effect of Foraminal Endoscopic Surgery and Efficacy of the Wearable Lumbar Spine Protection Equipment in the Treatment of Lumbar Disc Herniation. Journal of Healthcare Engineering, 2022.

Tags : băng dán Kinesio, Kinesio Taping, thoát vị đĩa đệm
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay: 096 887 4839
Kết nối zalo